Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXII Mùa Thường Niên (Lc 17,26-37) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 17,26-37

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 2 Ga 4, 9

Ngày nay ta sống trong thời kỳ luôn phải đặt lại vấn đề, với tranh chấp và biến chuyển. Người ta nói: “Mọi sự đều thay đổi”. Và khi so sánh, ta lại dễ có một ảo tưởng về quá khứ yên hàn và ổn định.

Thế mà các bản văn tiên khởi của Tân ước, các thư của các Tông-đồ, cho ta thấy Hội Thánh sơ khai, đã sống trong cảnh sôi động của các ý thức hệ và các phong trào gây nguy hại cho Đức tin chân chính. Một trong các điều lo lắng của Phaolô, cũng như của Phêrô và Gioan là phải chống đối kiệt liệt các “bè rối”, với các “tư tưởng sai lạc”.

Vì có nhiều người mê hoặc đã lan tràn trên thế xuống thế làm người: Đó là tên kẻ mê hoặc và là tên phản Kitô.

Đây là vấn đề liên quan đến chân lý và mầu nhiệm Thiên Chúa Nhập Thể: Đức Giêsu, Đấng đã xuống thế làm Người. Ơ đây nhắm tới những người mệnh danh là “duy linh”. Họ khinh rẻ vật chất và xác thịt. Họ theo gót nhiều triết gia Hy Lạp. Họ quan niệm Thiên Chúa như một tư tưởng thuộc lãnh vực duy lý và trí thức, và họ không thể chấp nhận mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể.

Cũng có thể đây là cơ hội để ta canh tân Đức tin của ta đối với mầu nhiệm này: Thực sự vì sao Thiên Chúa lại muốn mặc xác người phàm? Đã 2000 năm, vấn đề này vẫn còn được nêu lên. Ta không nên cho là tầm thường khi đọc: “Người đã mặc xác trong lòng trinh nữ Maria”, như là việc ố nhiên.

“Vì sao Thiên Chúa đã mặc xác phàm?”. đó là căn bản của Đức tin chúng ta. ta hãy dùng thời giờ để chiêm ngắm. Hãy tập trả lời tự đáy lòng ta và dâng lên Chúa lời cầu nguyện mà mầu nhiệm tình yêu này gợi lại cho ta.

Đúng vậy, Chúa đã đến ở giữa chúng con. Xin cảm tạ Người.

Đúng vậy, Chúa đã chấp nhận thân phận loài người chúng con cho đến chết. Xin cảm tạ Người.

Đúng vậy, Chúa đã muốn sống nỗi vui buồn sướng khổ của chúng con, hiện diện gần giữ chúng con, ở trong nội tâm chúng con.

Phàm ai không ở trong giáo huấn của Đức Kitô, thì không có Thiên Chúa.

Thiên Chúa là Đấng bất khả đạt. Không có con đường nào khác để gặp gỡ Người ngoài Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu Đấng duy nhất mạc khải Thiên Chúa thật cho ta. phải nhờ xác thịt của Đức Giêsu ta mới chiếm hữu được Thiên Chúa. Vậy này nói lên hai điều :

Cuộc đời của Đức Giêsu, các hành động và ngôn sứ của Người trong Tin Mừng.

Các hành động và ngôn sứ của Đức Giêsu ngày nay trong các “nhiệm tích”.

Xác thịt Đức Giêsu, thân thể Người ban xuống trong nhiệm tích cao cả, là phương thế duy nhất chân thật để đạt tới Thiên Chúa vô hình đã tỏ hiện bằng một “dấu chứng” về sự hiện diện của Người. Phép Thánh Thể là chính dấu chỉ hữu hình ấy còn có thể nói đó là dấu chỉ xác thịt, để ta gặp gỡ Thiên Chúa.

Nhiều lần tôi than phiền vì không đạt tới Thiên Chúa, nào tôi đã đi đúng “đường”? :Đức Giêsu đã nói : “Ta là đường đi”. Con đường đi để gặp Thiên Chúa: đó là suy niệm Tin Mừng. Rước Thánh Thể là một bước đi, thỉnh thoảng nên làm là đặt mình trước nhà chầu, trong thinh lặng... cũng còn có một bước đường khác nữa là: trên đường phố, lúc làm việc, trong gia đình, hãy tưởng tượng sự hiện diện của Chúa sau gương mặt của các anh em mình… gặp Thiên Chúa trong Thiên Chúa Nhập Thể, trong Đức Giêsu Kitô.

Tôi vui mừng vì đã gặp gỡ những người sống theo sự thật đúng như điều răn của Chúa Cha…đây không phải là điều răn chúng ta đã có từ lúc khởi đầu là chúng ta phải yêu thương nhau.

Đối với Gioan đó là điều quyết định.

Ai không yêu mến là không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình thương và trong lúc yêu thương ta gặp được Thiên Chúa.

Bài đọc II: Kn 13, 1-9

Trang này làm chứng sự uyên bác theo Hy Lạp của tác giả sách Khôn Ngoan. Ông đã nắm vững khoa học thời ông. Và ông tìm được ở đó một lý lẽ phụ thêm để “thờ lạy”. Nét đẹp của tạo thành bộc lộ Đấng tạo hoá.

Khờ dại thay tất cả những người không chịu nhận biết Chúa và cả những người không biết căn cứ vào các sự vật hữu hình để tìm hiểu Đấng Tự Hữu, và không chú ý đến các công trình để biết ai là Đấng hóa công.

Nét đẹp của thế giới có một giá trị tôn giáo.

Và đây không phải là sự khám phá sâu xa hơn nữa của các khoa học hiện đại, có thể giảm bớt nét đẹp của vũ trụ. Nó chỉ là lớn lao, phức tạp hơn nữa, từ vũ trụ bao la, tới nguyên tử vô cùng nhỏ bé.

Lửa, gió, khí thiêng, bầu trời đầy tinh tú, nước lũ…

Nên biết dừng lại trước các kỳ quan này.

Chúng ta sống giữa các hiện tượng lạ lùng, mà không thấy… vì thói quen. Lạy Chúa, xin cho chúng con một cái nhìn mới, để chiêm ngưỡng “lửa”, “gió”, “hoa”, “trẻ em”, “tinh tú”, “sự mông lung” của biển.

Nếu họ say mê vẻ đẹp của các vật đó mà kể chúng ta là Chúa tể, thì phải biết rằng: Đấng quản trị các vật đó còn tốt đẹp hơn bội phần, vì chính Đấng tác sinh thiện mỹ, đã tạo thành vật đó.

Thiên Chúa tác giả của vẻ đẹp.

Vào mọi thời, con người luôn nhạy cảm với nét đẹp : đó al2 một niềm say mê nơi người Hy Lạp thời tác giả sách Khôn Ngoan. Thế giới hiện đại cũng sùng bái cái đẹp, biến nó thành mục đích, để cho mình bị mê hoặc bởi “nét đẹp”.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng Chúa, là nguồn gốc và Đấng sáng tạo mọi cái đẹp đẽ. Chính Chúa là Đấng lỗi lạc đã say mê tạo thành các sự vật tươi đẹp.

Và nếu họ ngạc nhiên về năng lực và kỳ công của những tạo vật đó, thi do đó họ phải hiểu rằng Đấng đã tạo thành các vật đó, còn có quyền lực hơn nhiều, vì do sự cao sang tốt đẹp của tạo vật mà người ta có thể nhìn biết Đấng tạo dựng mọi loài.

Đây là một trong những cách trình bày hoàn hảo nhất về sự tổng hợp giữa:

Triết học Hy Lạp, hướng trọn về lý luận và khoa học.

Với thần học truyền thống Do-thái, kính phục Thiên Chúa như Đấng tạo thành..

Trong nền văn minh gọi là “Tây phương” manh nha từ những thái độ như thế trong tinh thần. Sự thực, chính trong khung cảnh của nền văn minh này mà đồng thời phát triển:

Kỹ thuật công nghiệp, dùng “năng lực và tác động” của các sự vật.

Với ý niệm đúng đắn về Thiên Chúa, vừa hiện diện vừa khác biệt với tạo thành của Người.

Lạy Chúa, nghĩ tới sự bộc phát kỳ diệu của các khoa học HÔM NAY, con chúc tụng Chúa. Thay vì sợ chúng theo một quan niệm bi quan về cuộc sống, con “chiêm ngưỡng’ Chúa trong các kỳ quan thuộc “năng lực và tác động” của thế giới.

Dầu sao họ cũng không đáng trách mấy, vì chưng có lẽ họ lầm trong khi tìm kiếm Chúa, khi sống giữa các kỳ công của Chúa, nhưng họ ngộ nhận khi thấy các vật kia tốt đẹp.

Ôi lạy Chúa, thái độ tích cực biết bao ! thay vì trách cứ một cách tuyệt đối “ những người bị mê hoặc trong cái đẹp” của thế giới, trước hết người ta có thể hiểu họ, khi chia rẽ quan điểm của họ, “điều họ thấy tốt đẹp biết bao”. Lạy Chúa, xin cho mọi Kitô hữu có thái độ hiểu biết này đối với thời đại của họ, nỗi ưu tư chia sẻ với mọi người, tin hay không tin, những thán phục, nhiệt tình, hành động, của người THỜI NAY.

Xin cho chúng con có sự “khoan dung” này đối với nhau, cho chúng con có thể nói được rằng “họ không đáng trách mấy”…Họ lầm lẫn một chút!

BÀI TIN MỪNG: Lc 17, 25-37

Năm phụng vụ dần dần tới hồi kết thúc, tư tưởng của ta cũng hướng tới sự suy nghĩ về sự “tận cùng” của các sự vật. “ Mọi sự kết liễu, đều vắn vỏi”.

Đức Giêsu tiến dần lên Giêrusalem, và tới gần việc kết thúc cuộc đời trần thế của Người, tư tưởng Người càng hướng tới ngày cánh chung. Mỗi lần một “kết thúc” xảy đến, chúng ta cần nhận ra ở đó một báo hiệu và một lời cảnh giác. Khi một người thân yêu của ta chết, thì đó là một báo động cho cái chết riêng của ta..khi một ngôi nhà lớn bị thiêu huỷ, thì đó là một dấu chỉ mọi sự đều hết sức mỏng manh…khi một cơn lũ lụt dâng lên cuốn theo cả một khối dân cư, thì đó là một dấu báo hiệu mạnh mẽ sự việc trôi qua mỗi ngày, mà thật ra ta kết thúc nhưng không còn thấy nữa…khi một tai nạn xe cộ cướp đi cả một gia đình, thì than ôi ! Đó là điều sớm hơn thời gian có thể xảy tới bằng mọi cách ( có thể là hai mươi, năm mươi năm tới).

Trong bài đọc hôm nay Đức Giêsu sẽ trình bày cho ta các giải thích ba biến cố lịch sử, mà Người coi như những biểu tượng của mọi thứ “kết thúc”: Đại hồng thuỷ… việc thiêu hủy cả một thành Xơ Đom…sự sụp đổ của Giêrusalem.

Cũng như thờ ông Nôe.. thời ông Lót… sự việc xảy ra như thế, ngày Con Người tỏ hiện…

Và ở thời đại chúng ta, một ngày xuất hành đi nghỉ cuối tuần… hay trong mùa xuân… trong thời gian làm việc… hay những ngày nghỉ mát…

Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mua bán, trồng trọt, xây cất…

Đó, tất cả đang diễn biến tốt đẹp ! Đời sống đang xuôi dòng êm ả. Người ta đang sống trong một xã hội “tiêu thụ”… ”sản xuất” như hiện nay. Đói khát, tình dục, đam mê công việc…. đều thoải mái. Ăn uống. Buôn bán. Lao động con người không biết nhìn xa hơn.

Một cuộc thực hiện được điều tra tại Pháp chứng tỏ rằng, bốn mươi phần trăm người Pháp quả quyết: “Không có gì sau khi chết”. Ba mươi tám phần trăm chủ trương: “Trước cái chết, họ chỉ nghĩ đến việc tận hưởng tối đa thú vui cuộc đời”.

Không cần phải điều tra khoa học, Đức Giêsu cũng đã nhận xét về thời đại Người, một nếp sống cuồng vội như thế, một thái độ vô lo khá phổ thông.

Và nạn Hồng Thủy ập tới, tiêu diệt tất cả… Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơđom, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời rơi xuống tiêu diệt tất cả.

Đức Giêsu mời gọi ta ý thức đến tính nặng nề và tầm quan trọng của nó.

Đời sống không phải là một chuyện tầm phào, một cuộc vui chơi, một trò “giải trí” như Pascal thường nói.

Đó là mối đe dọa đang đè nặng, và thường trở lại trên môi miệng của Đức Giêsu như một điệp khúc: “tiêu diệt mọi người…”.

Đức Giêsu gợi lên hai yếu tố ( nước và lửa) giúp con người hiểu rõ sự nhỏ bé của mình và cảm nghiệm được sự bất lực nơi bản thân: thật vậy, trước lũ lụt và cơn hoả hoạn, dù đã nỗ lực tối đa, mọi phương diện phòng chống thường cũng trở nên trò cười!

Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở trong nhà, thì đừng xuống lấy.

Đức Giêsu nhắc tới một nguy hiểm sát kề, cấp thiết đến nỗi “không thể để mất đi một phút nào”. Muốn chuyển hành lý đi cũng vô ích ! cần gấp rút đi ngay, không mang theo gì hết, trốn thoát, để cứu sống mình.

Đêm ấy hai người nằm chung một giường. Thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia bị bỏ lại.

Đức Giêsu lặp lại, cần phải “luôn sẵn sàng”.

Nơi chốn và thời gian không biết được: Chỉ có một điều chắc chắn, là không ai trong ta thoát khỏi. Cha Duval thường hát : “Lạy Thiên Chúa của con, điều đó có thể xảy đến trong đêm nay sao ?”

Mỗi ngày là một ngày chung thẩm.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Ngày của Con Người

HÒAN CẢNH:

Sau khi nói về ngày khai mạc và kết thúc nước trời ở trần gian, Đức Giêsu nói về ngày Người sẽ trở lại thế gian, trong ngày cánh chung.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày về tình trạng ngày Chúa Giêsu trở lại thế gian, cũng gọi là ngày cánh chung.

TÌM HIỂU:

26-29 "Và cũng như thời ông Nô-ê…"

Đức Giêsu ví tình trạng người ta trong ngày Chúa tái lâm với câu chuyện cơn lụt đại hồng thủy thời ông Nô-ê, và câu chuyện ông Lót ra khỏi thành Sơđom. Dựa vào hai câu chuyện trên để nêu cao tính cách bất ngờ của việc Chúa tái lâm. Khiến người ta không kịp xoay xở để đối phó, vì cứ mải miết với cuộc sống trần thế này.

Việc so sánh này có ý cảnh giác con người cần phải chuẩn bị sẵn sàng chờ đợi Chúa đến cách bất ngờ.

31-32 "Ngày ấy ai ở trên sân thượng…"

Vì ngày Chúa trở lại bất ngờ như vậy, nên Chúa chỉ vẽ một số chi tiết để vừa hướng dẫn việc tỉnh thức và sẵn sàng, vừa cảnh giác kẻo như trường hợp vợ ông Lót (St19,1-29)

33 "Ai tìm cách giữ mạng sống mình …"

Chúa đòi hỏi : muốn tỉnh thức thì phải quyết tâm từ bỏ những gì thuộc về thế gian nơi cuộc sống và con người của mình để bảo đảm cho sự sống đời đời.

34-36 "Thầy nói cho anh em biết …"

Chúa muốn cho các môn đệ chú tâm đến số phận của mình nên Chúa nói thêm những chi tiết về kẻ lành được chọn, kẻ dữ bị loại trong ngày Chúa tái lâm.

Kiểu nói "hai người" ở đây không có ý về con số, cũng như về số lượng chia hai, nhưng chú trọng về tính cách : người ta ở đời xem ra giống nhau: "cả hai cùng …" nhưng trong ngày phán xét thì phân định kẻ lành người dữ : ai lành thì được chọn, ai dữ thì bị loại.

Diễn tả như vậy để đốc thúc người ta phải chăm lo cho số phận của mình, chứ đừng lơ là chểnh mảng vì chắc chắn trong ngày phán xét sẽ phân định kẻ lành người dữ.

37 "…Thưa Thầy, ở đâu vậy…"

Các môn đệ muốn biết rõ về nơi chốn cũng như câu hỏi về thời điểm ở Lc17,20 trong ngày Chúa đến. Nhưng Đức Giêsu trả lời bằng một câu ví : Các kẻ được tuyển chọn từ khắp nơi tức khắc tụ tập lại chung quanh Đức Kitô "ở đâu có xác (là Đức Kitô ), thì ở đó tụ tập diều hâu là các tín hữu.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhủ chúng ta xác tín hơn về tình trạng trong ngày cánh chung cũng như giờ chết của chúng ta, để nhờ đó chúng ta biết tỉnh thức lo cho số phận của mình ở đời sau.

2. Nhắc lại biến cố đại hồng thủy thời ông Noe và câu chuyện ông Lót ở thành Xơđom, Chúa cảnh giác chúng ta đừng dửng dưng, lơ đễnh trong công việc chuẩn bị cho ngày cánh chung, nghĩa là phải tỉnh thức và sẵn sàng luôn mãi cho giờ chết của mình.

3. Đang còn sống trên đời này, chúng ta không được bám vào thế gian, nghĩa là đừng lo vun quén cho sự sống thế tục của mình, nhưng phải lo dồn hết sức mình cho sự sống đời đời của mình bằng cách sống đẹp lòng Chúa.

4. Chúa muốn dạy chúng ta rằng cuộc sống trần gian không phải là tất cả. Cuộc sống cá nhân chóng qua mau tàn, điều ấy đã hiển nhiên rồi, hơn nữa, thế giới này sẽ có ngày chấm dứt : tận thế ! Một cuộc đời chấm dứt là khởi đầu một định mệnh không còn đổi thay được nữa. Số phận ấy được ấn định do cuộc phán xét. Chúa căn cứ trên thái độ mỗi người đã chọn giữa lòng tin vào Chúa, hay từ chối đức tin, giữa tình yêu đối với Chúa và tha nhân hay từ khước tình yêu ấy để mà thẩm định : được chọn hay bị loại bỏ…

5. Trong những tuần lễ cuối cùng của năm phụng vụ, Hội thánh cho chúng ta nghe những bài lời Chúa nói về ngày cánh chung, để giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn. Chúng ta phải sống cuộc đời trần thế cho xứng đáng với phẩm giá làm người và làm con Chúa, để bảo đảm sẽ được vào trong cuộc sống hạnh phúc vinh quang của vĩnh cửu. Biến cố chung cuộc của cuộc đời chúng ta quá hệ trọng, khiến chúng ta phải dành trọn sự chú tâm vào việc chuẩn bị cho ngày đó.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.